Nghề dệt thổ cẩm - tinh hoa thẩm mỹ miền sơn cước

Nghề dệt thổ cẩm - tinh hoa thẩm mỹ miền sơn cước

Các sản phẩm yêu thích từ nghề dệt thổ cẩm xuất hiện rất nhiều trong xu hướng thời trang hiện nay. Nghề dệt thổ cẩm hiện nay được hình như thế nào và thổ cẩm là gì bạn đã biết chưa? Hãy cùng đi với chúng tôi trong bài viết này để hiểu hơn về một làng nghề dệt đẹp hấp dẫn nhé! 

Nghề dệt thổ cẩm được hình thành như thế nào?

Trước đây dệt thổ cẩm không phải phục vụ cho mục đích thương mại vậy nên không có bất cứ làng nghề, làng dệt nào tập trung sản xuất và cung ứng. Dệt thổ cẩm là việc mà mọi cô gái đến tuổi vị thanh niên bắt đầu học hỏi để may váy áo và chuẩn bị cho hành trang sang nhà chồng khi được gả đi. Vậy nên có thể thấy vải thổ cẩm là điều mà mỗi gia đình dân tộc thiểu số đều biết và truyền giữ qua nhiều thế hệ. 

Nghề dệt thổ cẩm

Trong quá trình phát triển và hiện đại hóa, chúng ta có sự phát triển về dân trí và rất nhiều những thay đổi sâu sắc trong đời sống của dân tộc vùng xa. Bao gồm cả việc tích cực như cải thiện cuộc sống, công việc và giáo dục và cả những tiêu cực về việc mai một đi những nét đặc trưng riêng của văn hóa và lịch sử dân tộc thiểu số vùng cao. 

Được phát hiện và ứng dụng trong thời trang giúp nghề dệt thổ cẩm dần được hình thành. Khi chính sách phát triển văn hóa được tiếp cận, cũng phần nào giúp những vùng núi Tây Bắc những dân tộc thiểu số được biết đến và khai thác với bản sắc mê hoặc từ hoa văn trên trang phục của họ gọi là Thổ cẩm. 

Nghề dệt thổ cẩm được khuyến khích xây dựng thành việc kiếm sống hằng ngày, tạo dựng thành làng nghề thủ công truyền thống góp phần gìn giữ giá trị văn hóa và bản sắc dân tộc của Việt Nam như ngày nay. 

Nghề dệt thổ cẩm

Cách để tạo nên một tấm vải thổ cẩm từ người dân tộc miền núi

Nghề dệt thổ cẩm là tinh hoa của những đôi bàn tay người đồng bào miền cao. Và kỹ thuật dệt thổ cẩm thật sự rất khó học, yêu cầu về sự kiên nhẫn và sự khéo léo trong khối óc, bàn tay. Vì vậy mất đi nghề dệt thổ cẩm sẽ là một điều rất đáng tiếc cho cả văn hóa Việt Nam và toàn thế giới. Quy trình để có thể tạo nên một tấm vải thổ cẩm nói chung hoàn toàn được làm từ nguyên liệu tự nhiên. 

Nghề dệt thổ cẩm

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Có những nguyên liệu tạo sợi vải như bông, sợi tơ tằm, sợi lanh từ cây lanh, … 

Màu nhuộm được khai thác từ thiên nhiên tuyệt đối nhưng cũng tạo nên bảng màu độc đáo: màu vàng từ nghệ, màu đen từ cây chàm ngâm trong bùn, màu xanh lam từ cây chàm, lá krum nấu với vỏ ốc sống ở suối, màu đỏ nhuộm từ cây Krung cổ thụ, màu tím được lấy từ củ dền, .. sự đậm nhạt màu sắc tùy thuộc vào lượng pha các nguyên liệu tạo thành. 

Bước 2: Sơ chế kéo sợi vải

Tước từng sợi lanh hoặc se tơ tằm, kéo sợi bông để tạo nên các cuộn sợi vải dài tầm khoảng 15cm. Một số sẽ được dệt rồi mới nhuộm, một phần sẽ đem đi nhuộm trước đó. 

Bước 3: Mắc khung cửi

Đây là một giai đoạn quan trọng để mang những gợi vải mắc lên khung cửi - mắc vải. Công việc cần có sự giúp sức của 2 đến 3 người lành nghề để hỗ trợ giăng vải và dùng lược để giúp chỉ không bị rối vào nhau. Sau đó là hàng loạt các bước có tính chuyên nghiệp và lành nghề cao để thực hiện đan dệt thổ cẩm. 

Nghề dệt thổ cẩm

Thành phẩm thổ cẩm tạo ra cần rất nhiều thời gian để hoàn thành, vì mỗi hoa văn cần được ghi nhớ kỹ càng, chỉ cần sai lệch sẽ không tạo ra sự thống nhất và khiến tấm vải xô lệch. Thổ cẩm luôn có hoa văn rực rỡ và kết hợp với nhiều màu sắc vậy nên việc sắp xếp từng chỉ màu tương thích có khi 15, 17 sợi, có khi 27 thậm chí nhiều sợi chỉ màu hơn, cũng tạo độ khó mà khó ai có thể làm được. Đây cũng chính là một yếu tố gây nên sự mai một dần làng dệt vì chúng quá khó. 

Nghề dệt thổ cẩm khác nhau thế nào ở từng dân tộc

Nghề dệt thổ cẩm lưu giữ văn hóa, giá trị tinh thần và niềm tin tâm linh của những người dân tộc đồng bào. Nét thu hút của thổ cẩm chính là yếu tố hoa văn tinh xảo phong phú

Người Thái: Nổi tiếng với kỹ thuật dệt hoa văn chìm tinh xảo, sử dụng nhiều màu sắc rực rỡ.

Người Mông: Hoa văn sặc sỡ, bố cục cân đối, thường sử dụng các họa tiết hình học.

Người Ê Đê: Hoa văn mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm Pa, sử dụng nhiều màu đỏ, đen, trắng.

Điểm chung chính của những đồ thổ cẩm nằm ở hình tượng cảm hứng đa phần là hoa văn hình học: hình thoi, hình vuông, hình tam giác, những hình ảnh con vật gần gũi như con rồng, con rùa, con chim, cây cỏ tự nhiên như bông lúa, quả trám, lá dương xỉ, … đây đại diện cho quan niệm hòa hợp giữa đất trời, con người giữa thiên nhiên. Mối quan hệ này phải hài hòa thì đời sống của con cháu đồng bào mới ấm no và mùa màng bội thu. 

Nghề dệt thổ cẩm

Nếu bạn cảm thấy bị thu hút bởi những sản phẩm của làng nghề dệt thổ cẩm. Hãy ghé thăm balothocam.com để có thể mua sắm những phụ kiện xinh xắn như balo, túi xách, bóp, ví, móc khóa lưu niệm các loại với mức giá hấp dẫn bạn nhé! 

Tham khảo bài viết: 

Shop thổ cẩm Sài Gòn - Ghé Sài Gòn, đừng quên ghé chúng tôi

Mua ví thổ cẩm mang vẻ đẹp tinh tế từ truyền thống

Họa tiết thổ cẩm dân tộc mông trong thời trang balo độc đáo

Mua sắm túi ví chế tác thủ công cùng họa tiết thổ cẩm

Túi thổ cẩm dân tộc hàng sẵn tại kho giao ngay trong ngày

Xu hướng chọn đồ thổ cẩm làm quà tặng khách nước ngoài

Fanpage: fb.com/balothocam

Website: www.balothocam.com

Địa chỉ: 621/2/5 Lũy Bán Bích, P.Phú Thạnh, Q.Tân Phú , HCMC.

Hotline: 0908088056

Mail: levy.ltmv@gmail.com

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận