Cách Nhuộm Vải Thổ Cẩm Màu Chàm Đen Của Dân Tộc Mông

Cách Nhuộm Vải Thổ Cẩm Màu Chàm Đen Của Dân Tộc Mông

Những tấm vải thổ cẩm màu chàm đen của người Mông luôn rất bền và tươi mới. Để có được điều đó là cả một sự kì công dưới bàn tay những người phụ nữ. Vậy làm thế nào họ có được những tấm vải thổ cẩm ấy, hãy cùng người viết tìm hiểu nhé !

Vải Thổ Cẩm Đặc Sắc Của Người Mông

Phải nhận định rằng kỹ thuật nhuộm của người Mông rất tỉ mỉ, cầu kỳ khó ai sánh được. Quy trình gồm các bước sau

1.   Chuẩn Bị Chàm

Chàm là hóa phẩm tự nhiên được khá nhiều dân tộc thiểu số sử dụng trong việc nhuộm hấp vải thổ cẩm. Và vì có nhiều loại chàm nên mỗi dân tộc ở mỗi vùng lại quen trồng và sử dụng một loại cây để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ truyền thống.

Và cây chàm mà người Mông chọn thuộc loại thân cây gỗ, được nhân giống bằng phương pháp giâm cành.

Vải Thổ Cẩm Nhiều Màu Sắc

Vải Thổ Cẩm Nhiều Màu Sắc - Nguồn: Sưu tầm

Khi bắt đầu thu hoạch, họ lựa ra một số cành tốt đem giâm ở nơi đất ẩm, để làm giống cho vụ sau. Còn lại, toàn bộ thân và lá chàm được đem ngâm trong các thùng gỗ ghép lớn với nước. Chờ cho thân cây và lá chàm mục, nhựa chàm sẽ tan vào trong nước (thường sau 2 – 3 ngày, khi thấy nước ngâm đổi sang màu xanh lá cây trong, thi thoảng có sủi bọt), người Mông mới vớt bã ra và cho vôi vào quấy đều. Khi dung dịch chàm vôi lắng xuống đáy thùng, họ chắt hết nước và dùng vải dày lọc khô thành cao chàm.

Thứ cao này đặc quánh, có thể để dùng quanh năm, khi muốn nhuộm vải thổ cẩm màu đen thì chỉ cần lấy một ít cao pha thêm  rượu, rồi cho vào thùng quấy đều đến khi sủi bọt là có thể sử dụng được.

2.   Kỹ Thuật Đốt Vôi Để Lắng Đọng Nhựa Chàm

Đây là công đoạn không kém phần tỉ mỉ, từ lựa chọn nguồn đá, đào lò, đốt vôi, pha vôi… tất cả đều tiến hành một cách cẩn thận, và tuân thủ những nguyên tắc đã được lưu giữ từ ngàn đời. Đó là kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình sản xuất và là những nghi lễ mang nặng tính tâm linh.

Vải Thổ Cẩm Dân Tộc Miền Núi

Vải Thổ Cẩm Dân Tộc Miền Núi - Nguồn : Sưu Tầm

Một số yêu cầu như:

Phải chọn nhũ đá hay tảng đá vôi xốp lỗ chỗ để vôi có chất lượng cao nhất. Phải chọn cành củi cứng để có nhiệt độ cao, khi xếp đá phải xếp các khối đá tảng phía đáy lò trước khi xếp những hòn đá nhỏ lên bên trên để đảm bảo thông khí, từ đó vôi chín đều hơn.

Người tham gia phải kiêng không quan hệ vợ chồng và nếu là phụ nữ thì không có thai. Đặc biệt, không được để bất kỳ giọt máu nào dính vào các dụng cụ, vì họ quan niệm nếu để bất kỳ một giọt máu nào rơi vào trong quá trình đốt vôi thì cả lò vôi sẽ không chín.

3.   Chuẩn Bị Thùng Nước Chàm Sống Để Nhuộm Màu Cho Vải Thổ Cẩm

Đầu tiên, họ ủ lá ngải cứu với tro bếp, sau đó cho vào cái rá lớn có trải một vài lớp vải lanh ở dưới đáy. Rá đựng tro và lá ngải cứu sẽ để trên miệng một thùng gỗ lớn hình tang trống.

Tùy vào lượng vải cần nhuộm, người Mông sẽ lấy nước từ khe núi trên cao trong vắt rồi lọc qua rá đựng tro và ngải cứu chảy vào thùng. Sau đó, họ trộn cao chàm với một ít rượu, bóp nhỏ để hòa vào thùng nước, khuấy thật mạnh cho đến khi thùng nước sủi đầy bọt thì đậy lại. Cứ thế mỗi ngày, thùng chàm lại được mở ra và tiếp tục quấy đều. Thùng nước chàm đã sống là khi soi lên ánh sáng thấy có độ vàng trong và sủi bọt đều.

Vào mùa hè khi làm thùng nước chàm,sẽ phải đổ thêm nước để chàm không bị nóng quá. Còn mùa đông, người ta đốt hòn đá nóng đỏ và bỏ vào thùng để giữ ấm cho chàm.

Vải Thổ Cẩm độc đáo

Vải Thổ Cẩm độc đáo. Nguồn: Sưu tầm

4.   Nhuộm Vải Thổ Cẩm Màu Chàm Đen

Để ra được tấm vải thổ cẩm với màu sắc chuẩn thì trước khi nhuộm, họ sẽ  nhúng vải qua nước lã để vải ngấm đều, rồi sau đó mới nhúng vào thùng nước chàm. Mảnh vải được nhuộm đi nhuộm lại nhiều lần, trong nhiều ngày. Người Mông thường ngâm vải trong nước chàm khoảng một giờ đồng hồ, sau đó mới vớt ra để ráo nước rồi ngâm tiếp.Công đoạn này được lặp đi lặp lại 5 lần mới đem đi phơi. Khi nào mảnh vải khô sẽ lại được mang vào ngâm tiếp, cứ như vậy khoảng 8-10 lần.

Vải Thổ Cẩm khi nhuộm được vắt nhiều lần

Vải Thổ Cẩm khi nhuộm được vắt nhiều lần

Vì được nhuộm kỹ mà màu chàm đen trên những tấm vải thổ cẩm của người Mông rất bền và tươi mới.Và chính những điều trên đã khiến vải thổ cẩm trở thành nét văn hóa đặc trưng riêng của người Mông, so với các dân tộc anh em khác.

Mong rằng, thông qua bài viết, các bạn đã có cho mình những thông tin bổ ích về cách nhuộm vải thổ cẩm màu chàm đen rất độc đáo của dân tộc Mông.

Nếu yêu thích các sản phẩm từ thổ cẩm đeo, hãy tìm đến các địa chỉ uy tín chuyên về sản phẩm thổ cẩm để vừa có được đồ đẹp đúng chất liệu thổ cẩm vừa được tư vấn như shop balothocam.com chẳng hạn.

Liên Hệ Shop Balothocam.com Theo Thông Tin Bên Dưới Để Được Hỗ Trợ Tốt Nhất

Shop Balothocam.com sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp và đáng yêu nhất!

Chúc bạn mỗi ngày luôn vui vẻ và hạnh phúc ^^

Tags: done!!!
← Bài trước
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận